Những chiêu trò giúp bạn học nhanh hơn



 Khi các ban cố gắng học bất cứ ngôn ngữ cũng như coding skill nào, họ thường gặp một số thách thức tương tự như:

Một số khái niệm có thể gây nhầm lẫn, đặc biệt nếu bạn đang là một người có kiến thức ở một ngôn ngữ khác.

Thật khó để tìm ra được thời điểm cũng như động lực để học. Cũng giống như câu hỏi Ngày mai nên đi học Ruby hay NodeJS.

Một khi bạn hiểu một thứ gì đó, thì cũng rất dễ để bạn quên nó một lần nữa.

Các công cụ thì quá nhiều và thay đổi liên tục làm cho bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. May mắn thay, những thách thức đó có thể dễ dàng được nhận ra và chinh phục. Trước đây tôi đã từng có bài viết nói về việc Tự tìm hiểu Web Development. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho các bạn sáu chiêu để giúp các bạn học nhanh hơn và trở thành một developer vui vẻ và làm việc năng suất hơn.

Đừng để quyết định trong tương lai dừng việc bạn tiến bộ từ bây giờ

Đối với việc học ngôn ngữ của nhiều người, một câu hỏi đầu tiên họ thường hỏi là nên lựa chọn framework nào để sử dụng, và thẳng thắn mà nói, có rất nhiều framework ngoài kia. Nhưng nếu bạn không cảm thấy sự thoải mái với phiên bản thuần túy, đây sẽ là một câu hỏi sai. Bạn dành tất cả thời gian để nghiên cứu nhiều framework khác nhau và sự thật bạn chẳng tiến triển được gì.

Một trong những cách để thoát ra khỏi cái bẫy do dự là đưa ra được một lộ trình cho việc học những gì bạn cần. Ví dụ, để trở thành một front-end developer, lộ trình của bạn sẽ phải học HTML/CSS trước rồi bắt đầu học Javascript, một chút Jquery,… và cuối cùng mới là tìm một framework để học. Đây chỉ là ví dụ, nó sẽ thay đổi tùy theo mục tiêu cũng như bản thân mỗi người.

Việc tạo ra một lộ trình, đồng nghĩa với việc chia nhỏ quá trình thành từng bước một, giúp cho việc bạn thực hiện từng bước dễ dàng hơn và tập trung hơn. Hơn nữa, bạn sẽ không phải tập trung lo lắng cho những điều nằm gần cuối lộ trình ngay khi bắt đầu.

Đừng để sự tự tin đánh lừa bạn

Việc hiểu nhanh một khái niệm có thể là một trong những thứ phá hoại quá trình học của bạn. Tại sao?

Khi bạn đọc một thứ gì đó và bạn thấy nó có ý nghĩa. Bạn dễ dàng chấp nhận và đi đến đều tiếp theo ngay lập tức. Có thể bạn sẽ hiểu điều tiếp theo và tiếp tục đi đến điều kế tiếp. Nhưng sẽ sớm thôi, bạn sẽ đi đến điểm mà bạn nhận ra rằng bạn đã quên mất một vài thứ mà bạn đã học trước đó, và bạn lại quay trở lại. Bạn liếc sơ sơ qua cái khái niệm trước đó để gợi nhớ lại và tiếp tục di chuyển sang điều mà bạn đang học giang dở lúc nãy, và tiếp tục sang các điều tiếp theo. Rồi sau đó bạn nhận ra bạn lại quên một điều khác. Đấy, bạn cứ lặp đi lặp lại vòng luẩn quẩn cho đển khi và đến một điểm mà bạn nhận ra bạn quên gần hết. Lúc này, bạn chán nản, bạn muốn nghỉ ngơi, và cố gắng trở lại học sau, và bạn quên hết tất cả mọi thứ.

Có hai bước để cứu vãn vấn đề này:

Hạn chế số lượng những điều mà bạn muốn học tại một thời điểm.

Cố gắng thực hành thật nhiều, có nghĩa là khi học một khái niệm nào đó hãy cố gắng viết càng nhiều code càng tốt, tất nhiên là phải liên quan tới khái niệm bạn đang tìm hiểu.

Khi bạn học một khái niệm mới, hãy chắc chắn bạn đã thử áp dụng nó, chơi với nó, cảm thấy thoải mái với nó, và thậm chí hãy mang nó kết hợp với các khái niệm khác nếu có thể.

Có thể quá trình này sẽ trông giống như mất nhiều thời gian hơn việc đọc và hiểu thật nhanh, nhưng thật sự bạn sẽ tiết kiệm thời gian hơn nhiều vì không phải quay lại để gợi nhớ.

Luyện tập với Mindset đúng đắn

Nhiều người thấy rằng việc luyện tập là một việc gì đó lặp đi lặp lại và vô cùng nhàm chán, vì thế họ dễ dàng bỏ qua hoặc đi đường tắt. Nếu bạn đang nghĩ như vậy thì kết cục của bạn cũng chỉ là việc tốn nhiều thời gian hơn để học.

Chắc hẳn bạn sẽ đặt ra câu hỏi, làm thế nào để làm cho việc luyện tập trở nên thú vị hơn?

Câu trả lời nằm trong mindset của bạn. Ví dụ.

Nếu bạn học được một khái niệm mới và bạn không được phép thử nó, bạn sẽ thế nào? Đối với bản thân tôi, chắc hẳn câu trả lời sẽ là cực kì khó chịu, đặc biệt là việc bỏ ra một quãng thời gian để hiểu nó. Điều này cũng giống như việc một đứa trẻ được nhận một món đồ chơi mới, nhưng không được phép chơi với nó vậy.

Khi bạn học được điều gì đó mới, hãy cố gắng coi nó như là một món đồ chơi mới, một cái xe mới, một đôi giày mới hay bất cứ cái gì mà bạn cảm thấy vui khi chơi với nó (if you know what i mean). Sau đó đừng cố luyện tập nó như bạn đang phải làm việc, hãy luyện tập như bạn đang chơi với nó. Ví dụ như làm điều gì đó hay ho bằng cái bạn vừa học được, tự tạo bất ngờ cho bản thân, rồi đem nó khoe với bạn bè.

Với mindset như thế, bạn sẽ học được nhiều hơn, nhớ được lâu hơn, và trên hết còn vui hơn nữa.

Đừng cố đấu tranh tìm ra thời gian thích hợp để code

Một trong những vấn đề thường thấy là các bạn thường nói rằng không thể tìm ra thời gian để code. Thông tường, các bạn thường dành hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày cho Facebook, Youtube, Reddit… và vẫn có những bài học các bạn có thể học ở đây.

Ai chắc chắn cũng đã có lần chỉ định liếc qua Facebook một vài phút nhưng sau đó lại ngồi hàng giờ liền chỉ xem Facebook. Làm thế nào mà nó có thể xảy ra được? Bắt đầu với một thứ gì đó là phần khó nhất, vì thế bằng việc giữ cam kết nhỏ nhỏ, tối thấy rằng dễ dàng hơn để bắt đầu nhảy vào nó. Nếu ai đó hỏi tôi chắc là do mày đã chuẩn bị vài giờ đồng hồ cho Facebook, câu trả lời chắc chắn là không, bởi vì tôi chẳng hề có thời gian dành cho nó.

Điều này có thể kết luận rằng chúng ta sẽ dễ dàng bị thu hút bằng việc xem qua một cách nhanh chóng. Và như thế, bạn có thể áp dụng tâm lý này với những lợi thế của bạn trong việc học. Đừng cố gắng cam kết về việc dành vài tiếng cho việc code bởi vì bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được thời gian thích hợp. Hãy tự nhủ với bản thân rằng chỉ cố gắng code trọng vòng vài phút. Chắc chắn, sẽ không bao giờ bạn phải đấu tranh để tìm ra thời gian phù hợp một lần nào nữa.

Nghĩ chậm, học nhanh

Điều này nghe thì có vẻ chẳng hợp lý tí nào. Nhưng sự thật là sự vội vã luôn phá hỏng mọi nỗ lực của bạn. Hãy cố gắng từng bước một, khi giải thích một đoạn code nào đó hãy cố gắng đi qua từng dòng code, hiểu được ý nghĩa của nó trong toàn bộ block code, tất nhiên sẽ mất thời gian, sẽ chậm nhưng như thế bạn sẽ hiểu được sâu hơn và nhớ lâu hơn. Nghĩ thật chậm, thật kĩ sẽ giúp cho bạn học nhanh hơn.

Viết các đoạn code phức tạp bằng ngôn ngữ tự nhiên trước

Nếu một số đoạn code trở nên phức tạp và lạ lẫm, hãy cố gắng trình bày nó bằng ngôn ngữ tự nhiên trước, hay cũng có thể gọi là mã giả. Bằng cách này, bạn có thể tìm ra được bạn muốn làm gì trong đoạn code trước khi bạn thực sự viết nó. Có hai lợi ích mà ta có thể thấy được.

Code của bạn sẽ dễ viết hơn và viết nhanh hơn bởi vì bạn không phải dừng lại và suy nghĩ mình phải làm gì hay đoạn code này phải làm gì trong khi code.

Bạn có thể giảm bớt lỗi trước khi nó thực sự xảy ra vởi vì bạn đã rõ ràng ý tưởng về đoạn code đó sẽ làm gì.

Tóm lại

Khi học cái gì mới bạn hãy:

Đừng nên lo lắng về những quyết định trong tương lai mà chìm sâu vào chúng

Hãy vui vẻ luyện tập và coi những thứ bạn học được như những thứ mà bạn thích thú, hãy xem việc luyện tập như việc chơi với những thứ mà bạn thích

Đừng cam kết quá nhiều thời gian để code vì bạn sẽ chẳng thể tìm ra thời gian thích hợp, hãy cố gắng tạo ra những cam kết nhỏ, như việc bạn dành vài phút cho Facebook, Youtube… vậy

Nghĩ chậm, nghĩ kĩ, thực hiện từng bước nhỏ sẽ giúp bạn học nhanh hơn.

Còn các bạn, cách tiếp cận việc học tập của các bạn như thế nào? Các thủ thuật chiêu trò trong việc học tập của các bạn ra sao? Hay thậm chí các bạn thấy những điều tôi chia sẻ là vớ vẩn. Dù là gì tôi vẫn luôn mong muốn được lắng nghe ý kiến từ các bạn. Đừng ngại comment nhé.

Bài gốc: Codeaholicguy

#ntechdevelopers

Ntech Developers

Programs must be written for people to read, and only incidentally for machines to execute.

Post a Comment

Previous Post Next Post