Chuyện công sở ngành IT

Từ lâu, vấn đề kỹ năng giao tiếp công sở đã là một chủ đề nóng trong giới IT nói riêng và kỹ thuật nói chung. Nhiều người cho rằng, với đặc thù công việc của mình thì dân IT chỉ nên tập trung vào chuyên môn chứ không cần đến những kỹ năng giao tiếp nơi công sở, do quanh năm suốt tháng chỉ ngồi… code với sửa bug chứ đâu cần giao tiếp với ai ngoài chiếc máy tính.

Một vài hiểu nhầm về kỹ năng giao tiếp nơi công sở dân IT thường mắc

“Mình chỉ làm việc với máy tính thì giao tiếp công sở là không cần thiết”

“Người ta giao tiếp với mình thì mình mới nên giao tiếp lại”

Thêm một sai lầm chí tử nữa của dân IT, bởi kỹ năng giao tiếp công sở không chỉ đến từ một chiều, mà chính chúng ta nên tranh thủ và chủ động giao tiếp với đồng nghiệp. Điều này không có nghĩa là chúng ta nịnh bợ, thảo mai, mà là chúng ta đang thể hiện nỗ lực để hiểu đồng nghiệp hơn và hợp tác tốt hơn trong tương lai. Và chắc chắn đồng nghiệp của bạn cũng rất vui vì sự chủ động của bạn đấy!

“Mình vốn hướng nội rồi nên mãi mãi chẳng bao giờ giao tiếp tốt trong công sở đâu”

Phải khẳng định thành thật rằng: Đối với nhiều người hướng nội, giao tiếp là một nhiệm vụ thực sự khó nhằn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta ngừng cố gắng.

Thông qua việc luyện tập, rất nhiều người hướng nội có thể cải thiện kỹ năng của bản thân và giao tiếp rất tốt, thậm chí có thể tốt hơn nhiều người hướng ngoại. Hơn nữa, nếu bản thân đã giao tiếp kém thì không nên đầu hàng mà hãy nỗ lực không ngừng nghỉ để thành công. Ông cha ta có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” mà đúng không nào?

Nhận định trên là một trong những sai lầm lớn nhất cuộc đời của dân IT. Đúng là phần lớn thời gian chúng ta sẽ làm việc với máy tính, tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải làm việc với các phòng ban khác, hoặc làm việc nhóm để cùng ra được một sản phẩm tốt.

Khi đó, kĩ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng. Nếu thiếu khôn khéo, bạn sẽ dễ bị ác cảm bởi đồng nghiệp, dẫn đến mất đoàn kết trong nội bộ nhóm và đương nhiên, kết quả không thể nào tốt được.

Các nguyên tắc về kỹ năng giao tiếp công sở cơ bản

Cẩn trọng trong từng lời nói với đồng nghiệp

Đồng nghiệp của chúng ta có thể bao gồm: Sếp, người đồng trang lứa và cấp dưới. Do đó, khi giao tiếp với từng đối tượng, những người làm IT nên để ý kĩ lời ăn tiếng nói của mình để tránh những hiểu nhầm không đáng có.

Ví dụ, đối với sếp, chúng ta nên thẳng thắn trình bày quan điểm cá nhân của mình. Tuy nhiên, nên tránh việc tranh cãi với sếp. Đối với đồng nghiệp, chúng ta cần phải thể hiện sự tôn trọng, đồng thời không nên tỏ ra mình yếu hơn hay giỏi hơn họ, mà hãy cùng hợp tác để hai bên có thể phát triển.

Còn với cấp dưới, hãy tránh tuyệt đối việc mắng mỏ, nạt nộ mà thay vào đó, hãy đóng vai trò như một người dẫn đường, giúp họ cải thiện bản thân.

Chủ động trong việc liên lạc với đồng nghiệp

Một thực trạng thường thấy với nhiều nhân viên đó là rất ngại giao tiếp và liên lạc với cấp trên và đồng nghiệp để có thêm thông tin. Đặc biệt với dân IT, đây là một sai lầm có thể sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, hãy đề cao văn hoá liên lạc và chủ động xác nhận lại với cấp trên cũng như đồng nghiệp của mình về bất cứ thắc mắc nào nhé!

Hạn chế nhận những đề nghị không liên quan

Sau một khoảng thời gian luyện tập, chúng ta có thể sẽ giao tiếp tốt hơn với đồng nghiệp, tuy nhiên lúc này sẽ xuất hiện một vài yêu cầu “khó đỡ” đến từ đồng nghiệp của chúng ta.

Đó có thể là những yêu cầu liên quan đến chuyên môn và hiểu biết như: sửa file gấp, sửa các lỗi liên quan đến máy tính cho đến những công việc chẳng hề liên quan gì tới công nghệ thông tin, điển hình như: bê đồ hộ, lấy đồ hộ, vay tiền, v.v… Đương nhiên, việc giúp đỡ đồng nghiệp trong công ty là một điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn hãy sắp xếp thời gian phù hợp để tránh ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.

Kĩ năng giao tiếp công sở là một trong những kỹ năng quan trọng với dân IT không kém gì những kỹ năng lập trình khác. Bằng cách cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình, người làm IT có thể cải thiện công việc tốt hơn, học hỏi và cộng tác với đồng nghiệp tốt hơn và thậm chí là thăng tiến nhanh hơn trong tương lai.



#ntechdevelopers #ntech

Ntech Developers

Programs must be written for people to read, and only incidentally for machines to execute.

Post a Comment

Previous Post Next Post