DEV - Sống sót trong cơn bão thời cuộc

 


Xưa, giang hồ đồn đại rằng: "Tin học và ngoại ngữ, trong thiên hạ ai nắm được 1 trong 2 thì có thể có được thiên hạ" :v Ấy mà nay, tiểu mỗ đang có cả hai, ấy sao chưa thể có được chút đỉnh, hay lại mới chỉ sờ được đuôi tin, vuốt được lông ngoại ngữ!

Tự thấy trong lòng cần phải có sự câu thúc cốt sao cho được làm bậc anh minh.

Nói thế thôi chứ nay rảnh rảnh, tiểu mỗ mới ngồi nghiên cứu lại cốt (code) kiếc các kiểu con đà điểu, để tự trẻ hóa lại bộ óc cằn cỗi đã lâu không được ngửi mùi code. Cho dù không phủ nhận rằng năng lực code của bản thân không thể mang lại kỳ tích và có thể đuối sức trong cuộc chạy đua với thời cuộc, nhưng trong tâm tưởng của tiểu mỗ không bao giờ bỏ qua đứa con tật nguyền này. Tuy nó hơi yếu nhưng nó lại là đứa con tinh thần có ý nghĩa then chốt trong tương lai, khi tôi muốn phát triển ở một tầm cao khác.

Giờ này, tiểu mỗ đọc code cũng vẫn còn khả năng hiểu chút đỉnh dính lông, chí ít thì vẫn hơn ngồi dịch chữ các "Hoa Đà" gạo cội. :joy:

Thấy rằng thiết thực để có thể sống sót được trong trường Code, chí ít cần có 4 kỹ năng này:

1. Search key!

Chẳng ai là toàn năng, dù là những ông Technical não luyện, vui đùa với những dòng code cũng phải có những việc không biết, có công không thạo.

Với sức mạnh chia sẻ lan tỏa trên internet, khối lượng kiến thức đang ngày càng phình to, nhưng không phải kiến thức nào cũng hữu ích.

Theo chuẩn mực quy tắc 20/80 thì trong một quyển sách chỉ có 20% thông tin có giá trị, còn lại đến 80% thông tin không cần thiết.

Trong một kho tàng kiến thức chia sẻ rộng rãi trên internet như thế, chúng ta cứ tạm coi như lượng thông tin có giá trị đến 20% đi, mặc dù để mà nói, tôi vẫn ngứa ngáy cho rằng nó chỉ có vài % hoặc thấp hơn là những thông tin cần thiết.

Một DEV hay bất kỳ người học qua internet nào nếu không thông thạo kỹ năng search key sẽ phải trải qua một công việc vất vả và còn ảnh hưởng đến cả thời gian, tiền bạc và kiến thức để sinh tồn.

Thế hệ sau luôn nhanh và chóng tiến bộ hơn thế hệ cũ. Nếu bạn không trau dồi kinh nghiệm search key của mình, khả năng bị đào thải của bạn là rất cao.

2. DEBUG!

Anh bản kĩ năng thứ 2 mà một DEV mới tập tọe code, chắc cần phải được training ngay. Đó là anh bạn Debug!

Tạ ơn chúa đã ban cho DEV một công cụ tuyệt vời đến như thế. Thử tưởng tượng vào một ngày đẹp giời, mới sáng ra thím PM đã réo qua điện thoại, rằng chết cmn server rồi. Mở source code với vài ngàn dòng mà không có được 1 công cụ tìm kiếm bug thì hoa cũng héo, thu cũng tàn, cuộc đời DEV ta thật u ám. Nhất, lại là lỗi trong vài ngàn dòng code đó lại còn thiếu một cái gì đó rất “tí ti” như một dấu chấm, chấm phẩy hay thiếu một dấu ngoặc trong chục cái ngoặc chồng chéo lên nhau.

Chắc các anh nhà ta vừa khăn gói vừa khóc nức nở mất

3. Tự test

Các DEV thường có tư tưởng xem nhẹ kĩ năng tự kiểm tra cho đứa con tinh thần của mình. Testing vốn dĩ ban đầu không phải là một nghề. Nó chỉ là một phần kĩ năng của DEV. Về sau, khi chất lượng DEV không thể đáp ứng được việc tự rà bug, và không phải ai cũng đủ kĩ năng để tự test toàn bộ thì nghề QA chuyên biệt như nấm mọc sau mưa. Ở Nhật hiện nay vẫn rất hạn chế QA, họ luôn đòi hỏi DEV phải biết cả test. 

Chúng ta, nhất là những bạn đi từ trường công nghệ thông tin ra, chắc hẳn đều đã học môn Testing & Quality Assurance. Không phải nó sinh ra là hoang phí, một DEV muốn nâng cấp mình thành “siêu nhân” trong tương lai :v không thể không vững kĩ năng tư duy test.

Để tránh bị Tester bắt lỗi, để không “đẻ” ra đứa con tật nguyền, thiết nghĩ DEV cũng cần tôi rèn kỹ năng tự test của mình. Kĩ năng tự test càng cao, dev càng cứng bấy nhiêu.

4. Cưa sừng làm nghé .... à nhầm! .... Học! Học nữa! Học mãi!

Thật là không biết ông nào nghĩ ra được câu này. Nó thiết thực cho cả đến ngày nay và trong tương lai. Thế hệ sau đang tiến bước rất nhanh, nếu thế hệ già cứ nuôi tư tưởng ngại khó, ngại học thì sớm muộn cũng sẽ bị cơn sóng thần thất nghiệp ập đến, hoặc giả như nó không ập đến thì chúng ta cũng chỉ có thể sống an phận mình trong một mốc sự nghiệp nghèo nàn thôi.

Công nghệ như gió, nó phát triển và đổi mới liên tục. Học những gì mới có thể áp dụng vào công việc của mình là cách tốt nhất khiến cho chúng ta : Gân về cốt lõi, vững về đổi mới. Như thế nào có con em nhà nào vượt được.

#ntechdevelopers

Ntech Developers

Programs must be written for people to read, and only incidentally for machines to execute.

Post a Comment

Previous Post Next Post