Backend là gì? Tại sao cần backend?

Nhiều người nghĩ là website chỉ có những giao diện hiện hữu. Thực ra, đằng sau chúng là những hoạt động chạy ngầm gọi là backend. Vậy backend là gì?



Backend là gì?

--

Trước khi nói về định nghĩa, hãy thử lấy ví dụ đơn giản về backend nhé. Khi truy cập Google, website hay máy khách (client) gửi yêu cầu (request) đến máy chủ (server) Google. Server chạy ứng dụng (application) để truy vấn (query) dữ liệu giao diện Google trong cơ sở dữ liệu (database). Sau đó, các dữ liệu (data) này sẽ được server gửi đi trong một phản hồi (response) đến client. Cuối cùng, website của bạn sẽ fetch (nạp) data và hiển thị ra giao diện huyền thoại của Google.

Qua ví dụ trên, chắc bạn đã mường tượng ra backend là gì rồi nhỉ. Có thể nói backend là những tương tác ngầm giữa ba phần chính gồm server, application và database. Dù không được thấy hay tương tác bởi người dùng, phần hậu trường này lại rất quan trọng với website. Backend cung cấp các chức năng mượt mà cho website và là cây cầu bắc ngang giữa client và database. Phải có backend thì website mới hoạt động trơn tru, hiệu quả để trải nghiệm người dùng được như ý.

Đọc đến đây, chắc bạn đã thấy những hoạt động ngầm này quan trọng đến nhường nào rồi nhỉ. Để Got It giải thích cụ thể hơn một tí tại sao cần backend nhé! 


Tại sao cần backend?

--

Nếu website là một cơ thể sống, hít ra thở vào bằng data thì backend là trái tim của nó.

- Backend là cầu nối thông tin giữa website và client

Mỗi tương tác trên giao diện Google sẽ tạo ra những luồng data giữa trình duyệt và database của Google. Nhờ đó, bạn mới có thể tìm vị trí khách sạn, sản phẩm hay đăng ký tài khoản trên Google. Backend là nơi xử lý những luồng data này, giúp bạn tương tác với database của website.

- Backend giúp website chạy trên nhiều nền tảng lưu trữ

Ngày nay, bạn có thể triển khai website trên những nền tảng lưu trữ (hosting) khác nhau. Ví dụ như máy chủ web (web server), máy chủ đám mây (cloud server) hoặc dùng cả hai. Vì mỗi hosting có những yêu cầu thiết lập riêng nên bạn phải tùy chỉnh backend tương ứng với chúng. Chưa kể bạn còn phải điều chỉnh khối lượng công việc backend khi dùng nhiều server khác nhau.

- Backend cung cấp các chức năng mượt mà cho website

Trong kiến trúc website, những đoạn code về backend cung cấp các chức năng trên website cho người dùng. Kể cả thứ đơn giản như chức năng đăng nhập cũng cần có backend để hoạt động bình thường.


Khi bạn điền thông tin và nhấn nút đăng nhập, backend sẽ lấy thông tin và kiểm tra với database. Chỉ cần backend lấy sai thông tin mà bạn điền thì coi như chức năng đăng nhập đã bị lỗi. Tương tự như vậy với các chức năng khác như giỏ hàng (shopping cart) hay tìm sản phẩm trên Shopee. Do đó, không có website nào có thể hoạt động trơn tru mà không có backend.

Ntech Developers

Programs must be written for people to read, and only incidentally for machines to execute.

Post a Comment

Previous Post Next Post