5 kinh nghiệm học lập trình từ con số 0

Không gì có thể phủ nhận sức nóng của ngành IT trên thị trường lao động hiện nay. Theo khảo sát của TopDev, Việt Nam thiếu đến 400.000 nhân sự trong năm 2020 và 500.000 nhân sự vào năm 2021, chứng tỏ sự “khát nhân lực” của thị trường này.

Thế nhưng làm sao để bước chân vào ngành IT khi bạn chưa biết bắt đầu từ đâu?



1. Bắt đầu từ lĩnh vực thay vì ngôn ngữ

Nhiều bạn thường có xu hướng nhảy ngay vào tìm hiểu ngôn ngữ lập trình, xoắn xuýt với câu hỏi: “Học ngôn ngữ gì thì lương cao?”. 

Thực ra, đây là một hướng đi khá… ngược đời, bởi ngôn ngữ lập trình chỉ là một công cụ. Bạn có thể cầm cần câu trong tay, nhưng sẽ chẳng thể câu được cá nếu không biết cách. 

Cũng giống như vậy, khi bắt đầu học lập trình, thay vì nhảy ngay vào ngôn ngữ, hãy xác định xem bạn muốn làm việc ở lĩnh vực nào. Giống như khi câu cá, hãy tự hỏi bạn muốn câu loại cá nào, loại cá đó sinh sống ở khu vực nào, mồi câu là gì, v.v..

Hãy xác định:

+ Bạn muốn làm lập trình phần cứng hay phần mềm?

+ Bạn muốn lập trình ứng dụng web hay ứng dụng di động?

+ Bạn muốn làm lập trình viên hay kiểm thử?

+ Bạn muốn phát triển theo hướng kỹ thuật hay quản lý?

Trả lời được những câu hỏi này, bạn không chỉ dễ dàng hơn trong việc xác định ngôn ngữ, kiến thức cần học, mà còn tạo tiền đề cho việc xây dựng career path (lộ trình sự nghiệp) trong tương lai.


2. Nắm chắc kiến thức căn bản về Computer Science 

Một sai lầm mà các newbie (đặc biệt là những ai làm trái ngành) thường mắc phải đó là học xổi, bỏ qua những kiến thức căn bản về Computer Science. Nhiều người tưởng rằng chỉ cần học vài khoá lập trình ngắn hạn, hay “học nghề” là có thể đi code ngon ơ!

Tất nhiên, bạn vẫn sẽ biết code, nhưng sẽ “chết đứng” ngay khi gặp những yêu cầu phức tạp, những hệ thống lớn với những bài toán nan giải. Đó cũng là lý do khiến nhân lực IT ở Việt Nam rất nhiều, nhưng người có chuyên môn cao thì vẫn thiếu.

Computer Science bao gồm 6 nội dung chính: 

+ Data Structures & Algorithms

+ Object-Oriented Programming

+ Databases

+ Networking

+ Operating Systems

+ Design Patterns

Trước khi xây nhà, hãy học cách làm móng. Chỉ khi có một nền móng vững chắc, căn nhà của bạn mới kiên cố, khang trang.


3. Tiếng Anh tốt thì mới có đà bứt phá

Tiếng Anh cũng chính là một yếu tố quan trọng quyết định bạn có thể trở thành một lập trình viên “xịn xò” hay không.

Bởi những cập nhật mới nhất, những tài liệu hay nhất, những tutorials đỉnh cao nhất đều được viết bằng tiếng Anh. Thử tưởng tượng nếu bạn không thể đọc hiểu những tài liệu này, bạn sẽ phải chờ rất lâu để có một bản dịch hoàn hảo. Trong thời gian đó, những người thạo tiếng Anh  đi trước bạn không biết bao nhiêu bước rồi!

Học tiếng Anh không phải chỉ để lương cao, để được làm trong môi trường quốc tế, mà hãy nghĩ rằng nó là cho chính bạn. Hãy biến tiếng Anh từ một gánh nặng trở thành thứ công cụ sắc bén của mình. 


4. Học đi đôi với hành, dù chỉ là từng bước nhỏ

Bạn có từng ngồi trên giường, xem cả loạt video tập thể thao rồi… đắp chăn đi ngủ? Hay bạn từng chăm chú xem rất nhiều tutorials lập trình trên YouTube, để sau đó đóng lại và không bao giờ nhớ đến lần hai?

Có một sự thật là bạn không thể code được nếu chỉ học lý thuyết. Nếu đã tìm hiểu về một cái gì đó, hãy bắt tay vào làm luôn, dùng chính những cái mình vừa học để giải quyết vấn đề.

Có rất nhiều dự án cá nhân, dự án nhóm, hay những cuộc thi mà bạn có thể tham gia để trau dồi kinh nghiệm của mình.Và với dân lập trình, đó sẽ là những điểm cộng vô cùng lớn trong CV, nhất là với những bạn chưa có kinh nghiệm trong các công ty, tổ chức chính thức.


5. Vì sao bạn chọn lập trình?

Cuối cùng, hãy tự làm rõ với bản thân, “Vì sao mình lại chọn lập trình?”. Vì bạn có năng khiếu về tư duy? Vì bạn thích được tạo ra một ứng dụng có thể thay đổi thế giới, giúp hàng triệu người giải quyết vấn đề? Hay đơn giản là bạn muốn có một công việc lương cao?

“If there’s a will, there’s a way” – Có đích đến thì sẽ có con đường. Việc trả lời câu hỏi “tại sao” sẽ giúp bạn phát triển có định hướng. Bạn sẽ luôn biết mình muốn gì, cần gì để đạt được mục tiêu đó. 

Hơn nữa, lập trình là một nghề vất vả với rất nhiều áp lực. Nhưng nếu có một động lực chính đáng, bạn sẽ tự cho mình một điểm tựa vững chắc trên con đường này. 

Ntech Developers

Programs must be written for people to read, and only incidentally for machines to execute.

Post a Comment

Previous Post Next Post