HẰNG - BIẾN - TOÁN TỬ - BIỂU THỨC
3.1 Khai báo hằng
Hằng là các đại lượng mà giá trị của nó không thay đổi trong quá trình tính toán. Nguyên tắc đặt tên hằng theo nguyên tắc đặt tên của C.
+ Khai báoCú pháp:
#define <tên hằng> <giá trị>
Diễn giải:
#define: Từ khóa để định nghĩa một biến hằng
<tên hằng>: là tên của hằng mà ta cần định nghĩa
<giá trị>: Giá trị khởi gán cho hằng
Ví dụ:
#define MAX 1000
Lúc này, tất cả các tên MAX trong chương trình xuất hiện sau này đều được thay bằng 1000. Vì vậy, ta thường gọi MAX là tên hằng, nó biểu diễn số 1000.
3.2 Khai báo biến
+ Khai báo
Cú pháp:
<Kiểu dữ liệu> <Danh sách tên biến>;
Diễn giải:
- <Kiểu dữ liệu>: là kiểu dữ liệu muốn khai báo cho biến
- <Danh sách tên biến>: gồm các tên biến có cùng kiểu dữ liệu, mỗi tên biến cách nhau dấu phẩy (,), cuối cùng là dấu chấm phẩy (;).
Ví dụ
int iTuoi; //khai báo biến iTuoi có kiểu int
float fTrongLuong; //khai báo biến fTrongLuong có kiểu float
char cKyTu1, cKyTu2; //khai báo biến cKyTu1, cKyTu2 có kiểu char
+ Vừa khai báo vừa khởi gán giá trị cho biến
Có thể kết hợp việc khai báo với toán tử gán để biến nhận ngay giá trị lúc mới khai báo.
Ví dụ
Khai báo trước, gán giá trị sau
1
2
3
4
5
6
7
8
| void <span style= "height: 13px;" id= "oqzf0t_7" class = "oqzf0t" >main</span>( void ) { int a, b, c; a = 1; b = 2; c = 5; … } |
1
2
3
4
5
| void main( void ) { int a = 1, b = 2, c = 5; … } |
Khi lập trình, phải nắm rõ phạm vi của biến. Nếu khai báo và sử dụng không đúng, không rõ ràng sẽ dẫn đến sai sót khó kiểm soát được.
a. Khai báo biến ngoài (biến toàn cục):
Vị trí biến đặt bên ngoài tất cả các hàm, cấu trúc...Các biến toàn cục có ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình. Chu trình sống của nó là bắt đầu từ khi chạy chương trình đến lúc kết thúc chương trình.
b. Khai báo biến trong (biến cục bộ):
Vị trí biến đặt bên trong hàm, cấu trúc…. Chỉ ảnh hưởng nội bộ bên trong hàm, cấu trúc đó…. Chu trình sống của nó bắt đầu từ lúc hàm, cấu trúc được gọi thực hiện đến lúc thực hiện xong.
3.3 Biểu thức
Biểu thức là sự phối hợp của những toán tử và toán hạng.
Ví dụ:
a + b
b = 1 + 5 * 2/i
a = 6 % (7 + 1)
x++ * 2/4 + 5 – power(i, 2)
Toán hạng sử dụng trong biểu thức có thể là hằng số, biến, hàm.
3.4 Phép toán
Trong C có 4 nhóm toán tử chính yếu sau đây:
+ Phép toán số học
+ : phép cộng
– : phép trừ
* : phép nhân
/ : phép chia
% : phép chia lấy phần dư, được áp dụng trên các toán hạng có kiểu dữ liệu char, int, long
+ Phép toán quan hệ
> : lớn hơn
>= : lớn hơn hoặc bằng
< : nhỏ hơn
<= : nhỏ hơn hoặc bằng
== : bằng
!= : khác
@Lưu ý:
- Kết quả của phép toán quan hệ là số nguyên kiểu int, bằng 1 nếu đúng, bằng 0 nếu sai.
- Phép toán quan hệ ngoài toán hạng được sử dụng là kiểu dữ liệu số hoặc kiểu dữ liệu char.
+ Phép toán logic
! : (phép toán Phủ định)
&&: (phép toán Và)
|| : (phép Hoặc)
+ Phép toán trên bit (bitwise)
& : và(AND)
| : hoặc (OR)
^ : hoặc loại trừ (XOR)
>> : dịch phải
<< : dịch trái
~ : đảo
+ Phép gán hợp
Biểu thức gán là biểu thức có dạng:
v=e
Trong đó v là một biến (hay phần tử mảng ), e là một biểu thức. Giá trị của biểu thức gán là giá trị của e, kiểu của nó là kiểu của v. Nếu đặt dấu ; vào sau biểu thức gán ta sẽ thu được phép toán gán có dạng:
v=e;
Biểu thức gán có thể sử dụng trong các phép toán và các câu lệnh như các biểu thức khác. Ví dụ như khi ta viết
a=b=5;
thì điều đó có nghĩa là gán giá trị của biểu thức b=5 cho biến a. Kết qủa là b=5 và a=5.
Hoàn toàn tương tự như :
a=b=c=d=6; gán 6 cho cả a, b, c và d
z=(y=2)*(x=6); { ở đây * là phép toán nhân }
gán 2 cho y, 6 cho x và nhân hai biểu thức lại cho ta z=12.
+ Phép toán tăng giảm
C đưa ra hai phép toán một ngôi để tăng và giảm các biến (nguyên và
thực). Toán tử tăng là ++ sẽ cộng 1 vào toán hạng của nó, toán tử giảm
là -- sẽ trừ toán hạng đi 1.
Ví dụ n=5
m=4
++n Cho ta n=6
--m Cho ta m=3
Ta có thể viết phép toán ++ và -- trước hoặc sau toán hạng: ++n, n++, --n, n--.
Sự khác nhau của ++n và n++ ở chỗ : trong phép n++ thì tăng giá trị của
biến n lên 1 sau khi giá trị của nó đã được sử dụng, còn trong phép ++n
thì n được tăng trước khi sử dụng. Sự khác nhau giữa n-- và --n cũng
như vậy.
+ Toán tử điều kiệnCú pháp:
<biểu thức đều kiện>?<biểu thức1>:<biểu thức2>
Diễn giải:Nếu biểu thức điều kiện có giá trị đúng thì kết quả là <biểu thức 1>, nếu sai kết quả là <biểu thức 2>
Ví dụ:
a=2
b=5
max=(a>b)? a:b;
kết quả là max = 5
Tags:
Tự học lập trình C